Sự nghiệp và những mốc quyết định trong cuộc đời
Chuẩn bị cho những hoạt động sau này của Ông
Bị bắt học nghề rồi phải bỏ giữa chừng
Sau khi học xong lớp năm phổ thông, Bruno Gröning bắt đầu học nghề kinh doanh. Sau hai năm rưỡi Ông phải bỏ dở do bị thúc ép bởi cha mình, một đốc công thợ nề, người muốn con trai mình học một nghề. Ông đã được học nghề mộc, nhưng không thể học xong. Sự rối loạn của thương trường sau chiến tranh đã cản trở việc học nghề của Ông. Ba tháng trước khi tốt nghiệp, xí nghiệp nơi Ông học nghề phải đóng cửa vì thiếu các đơn đặt hàng. Thời kỳ sau đó Bruno Gröning đã làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống. Egon Arthur Schmidt kể về thời gian này:
"Ông thành công trong mọi công việc mình làm"
"Rất nhiê u đồng nghiệp của Ông đã kể với tôi vê những nét đặc biệt của Ông: Ông luôn thành công trong mọi công việc cho dù đó là thợ sửa đồng hồ, sửa đài hay thợ khoá. Ông có năng khiếu đặc biệt vê những công việc kỹ thuật. Ông không bao giờ ngần ngại làm các công việc chân tay nặng nhọc, vất vả. Khi là công nhân bốc xếp ở cảng ông khuân vác những vật nặng bằng trọng lượng của mình. Ông không dấu giếm sự thật rằng đó là giai đoạn trên con đường dẫn Ông từ vực sâu đến đỉnh cao. Có một câu châm ngôn của người Trung Hoa: "Ai chưa từng bị vùi dưới đầm lầy thì sẽ không thể trở thành thánh." Có rất nhiê u người cùng thời trước đây kể vê Ông, gần đây tôi mới nhận được một trong số những lời kể đó. Người đàn ông này đã nói một cách đơn giản, mộc mạc và không e dè rằng trong một năm làm việc cùng Bruno Gröning ông thấy Bruno là người bạn tốt nhất và tử tế nhất mà ông từng có và vẫn giữ nhiê u kỷ niệm đẹp vê Bruno."
Hôn nhân và những bi kịch gia đình
Hai mươi mốt tuổi Ông đã kết hôn. Thế nhưng vợ Ông không hề hiểu Ông. Bà chỉ muốn đóng khung Ông thành người đàn ông của gia đình được mọi người kính trọng và bác bỏ việc Ông chữa trị, coi đó là "tính cách thất thường". Hai người con trai của họ, Harald và Günter, ra đời năm 1931 và 1939 đều mất năm 9 tuổi. Mặc dù nhiều người đã nhờ Bruno mà được chữa lành, nhưng vợ Ông, Gertrud Gröning, không hề tin vào khả năng chữa lành của chồng mình. Khi hai đứa trẻ bị bệnh, bà đã tin tưởng để Ông chữa trị mà đưa chúng đến các bác sĩ. Nhưng y học truyền thống không cứu chữa được chúng. Cả hai đứa con đều chết ở bệnh viện. Harald chết năm 1940 ở Gdansk (Danzig), còn Günter chết năm 1949 ở Dillenburg. Đối với Bruno Gröning đó là những đòn giáng nặng nề của số phận. Nhiều năm sau đó, khi nói về các con trai mình, Ông vẫn rơi nước mắt.
Thời gian giữa hai cuộc Đại chiến Thế giới lại là một sự chuẩn bị cho hoạt động sau này của Ông. Ông đã phải trải qua những cay đắng này để có thể đánh giá cao và thấu hiểu mọi cảm nhận và nhu cầu sâu xa của con người trong mọi hoàn cảnh sống .
Giúp đỡ thay vì bắn giết - ở mặt trận và khi thành tù nhân chiến tranh
Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, năm 1943 Bruno Gröning bị gọi đi lính. Ông bị rơi vào nhiều mâu thuẫn với các chỉ huy. Do từ chối không bắn giết ai nên Ông bị dọa đưa ra tòa án quân sự. Nhưng cuối cùng Ông vẫn phải ra trận. Ông đã bị thương, trở thành một tù nhân chiến tranh của Nga và được trao trả về Tây Đức vào năm 1945 như một người tị nạn.
Khát vọng chế ngự Bruno Gröning là luôn muốn cứu giúp con người đã khiến Ông hành động như vậy trong suốt cuộc chiến. Kể cả khi ra trận Ông tận dụng mọi cơ hội để giúp đồng đội hoặc dân thường.
Tại một làng ở Nga Ông đã tạo điê u kiện cho những người sắp chết đói tìm đến được kho lương của quân đội. Khi là một tù binh Ông đã đấu tranh đòi được quần áo, thức ăn và chỗ ở tốt hơn cho các tù nhân khác. Ông đã chữa cho vô số người bị phù thũng do thiếu ăn khỏe trở lại. Trong nỗi kinh hoàng của chiến tranh Ông không hê giết một ai, mà đã giúp vô số người.
Li hôn và cống hiến cho nhân loại
Tháng 12 năm 1945 Ông được trả tự do, đón gia đình về ở cùng và bắt đầu tạo lập cuộc sống mới ở Dillenburg, Hessen. Nhưng sau khi người con trai thứ hai chết và vợ tìm cách ngăn cản Ông làm các việc từ thiện, Ông đã quyết định sống ly thân với bà. Ông tự thấy có nghĩa vụ truyền các năng lượng chữa lành mà Ông đang có cho mọi người. Ông nói: "Tôi không thuộc một cá nhân nào cả, tôi thuộc về nhân loại."
Đầu năm 1949 đường đời của Ông đã dẫn Ông tới vùng Ruhr. Vì báo cáo của một số người được chữa lành nên ngày càng có nhiều người biết tới Ông. Ông đi từ nhà này sang nhà khác nơi ông được thỉnh giúp, nơi người ốm cầu ông cứu chữa. Ông đã có ảnh hưởng như thế trong một phạm vi hẹp – cho đến tháng 3 năm 1949, một kỹ sư mời Ông tới Herford để thăm bệnh cho con trai mình.