Hành trình cuối cùng của ông
Ngày 26 tháng 1 năm 1959, Bruno Gröning qua đời ở Pari
Chẩn đoán: ung thư dạ dày cấp tiến
Cuối mùa thu năm 1958, Bruno Gröning cùng với người vợ thứ hai, Josette, cưới năm 1955, lái xe đến đến Paris. Gröning đồng ý để một người bạn và một chuyên gia ung thư là bác sĩ Pierre Grobon khám xét. Kết quả của phim chụp X-quang cho thấy ung thư dạ dày cấp tiến. Ông Grobon muốn mổ ngay, nhưng Bruno Gröning đã từ chối.
Ông quay trở lại Đức và chuẩn bị tổ chức lễ Giáng sinh cho các cộng đồng của mình. Vào ngày 4/12 ông đã ghi âm lại những gì để cho chạy băng vào tất cả các buổi lễ đó. Sau đó ông trở lại về Paris cùng với vợ. Trong thời gian đó bác sĩ Grobon đã thông báo cho chuyên gia có tiếng về mổ ung thư, bác sĩ Bellanger. Tại bệnh viện của ông này ở phố Henner, không xa Montrmartre, ngày 8/12, Bruno Gröning đã được phẫu thuật. Kết quả đã làm các bác sĩ sửng sốt: tình trạng của Gröning trầm trọng hơn nhiều so với kết quả chụp X-quang - không thể phẫu thuật được nữa. Vết mổ được khâu lại ngay lập tức.
Sự hồi phục nhanh một cách kinh ngạc
Josette Gröning đã viết như sau về việc trên: "Thật khó có thể hiểu được vì sao nhìn vẻ bề ngoài Bruno chẳng thể chỉ ra những gì Ông đã phải chịu đựng bên trong cơ thể, Ông vẫn có thể thở một cách bình thường và việc trao đổi chất bên trong những tuần cuối cùng vẫn hoàn hảo. Kết quả xét nghiệm máu bình thường. Trong trường hợp ung thư đã phát triển như với Ông thì chỉ cần ăn một chút xíu thôi là đã nôn mửa liên tục và các bênh nhân bị xét nghiệm nghiêm ngặt như Ông thường đói và chết dần. Nhưng ở Bruno đã không như vậy."
Trước sự ngạc nhiên của các bác sĩ, Bruno hồi phục rất nhanh và quay trở lại Đức để tham dự lễ Giáng sinh. Vào giữa tháng 1 năm 1959 ông đã gặp các đại diện của hiệp hội mới thành lập trong ba ngày và điều hành họ cách phát triển công việc. Cả hai vị này không hề nghĩ rằng đây là lần gặp cuối cùng của họ với Bruno Gröning.
Ca mổ ở Pari cùng lúc với một cơn dông tố
Ngày 2/1 ông lại bay sang Paris. Do bị tắc ruột kết nên không thể không mổ được. 9.00 giờ sáng ngày 22 tháng giêng năm 1959 Ông được mổ lần nữa, cùng giờ Phiên tòa Thượng thẩm ở Munich bắt đầu. Bản án được tuyên vài giờ trước khi Ông mất. Ông phải chịu đựng những gì mà ông đã cứu vô vàn người khác khỏi: Ông không thể và không được phép giúp mình.
Sáng hôm đó trong khi ông nằm gây mê, ngoài trời bất chợt nổi lên một cơn dông có sấm chớp bao trùm Paris. Vợ của Gröning đã kể lại: "Hiện tượng thiên nhiên rất lạ đã xảy ra. Ngày 22 tháng 1 trong khi chồng tôi đang bị gây mê, bỗng bóng tối bao trùm một ngày đang vui tươi, một cơn dông có sấm nổ chớp giật chợt đến, bao trùm Pari. Trời tối sầm khiến mọi người phải thắp đèn. Các y tá hết sức ngạc nhiên vê cơn giông mạnh đến như vậy. Vài ngày sau mổ, nhiệt độ, huyết áp mạch của Bruno Gröning hoàn toàn bình thường. Ông còn đứng dậy được hai lần và tự ngồi vào ghế bành!"
"Hoàn toàn bị thiêu cháy ở bên trong"
Ngày 25 tháng giêng ông bị hôn mê, hôm sau, 26 tháng giêng vào 13 giờ 46 phút Bruno Gröning qua đời tại Bệnh viện Henner vì ung thư, như được bác sĩ ghi trong giấy chứng tử. Ông có thực sự chết vì ung thư? Bác sĩ Bellanger, sau ca mổ thứ hai đã nói: "Sự tàn phá trong cơ thể của Bruno thật là khủng khiếp, nội tạng bị thiêu cháy hoàn toàn. Làm cách nào Ông đã có thể sống lâu như vậy và không bị đau đớn hành hạ, đó là bí ẩn với tôi."
Nhiều năm trước Bruno Gröning đã nói: "Nếu người ta cấm tôi làm sứ mệnh của mình, tôi sẽ bị thiêu cháy từ bên trong."
Cáo phó
Bruno Gröning đã chịu số phận cay đắng của mình như thế nào đã được Bác sỹ Grobon viết trong một bức thư gửi người vợ goá của Bruno ngày 26 tháng 2 năm 1959: "Những nỗ lực mà các bác sỹ đã giành tặng cho Bruno Gröning là lẽ tự nhiên và tôi nghĩ tôi có thể nói rằng họ đã nhận được hỗ trợ to lớn thông qua lòng dũng cảm, sức mạnh ý chí của một con người vĩ đại như Bruno Gröning. (...)"
Năm 1974 Bác sĩ Bellanger đã viết trong một bức thư bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình: "Bruno Gröning là một con người có tâm, một người đáng quý và vững vàng; phẩm giá và sự chịu đựng cũng như cái chết của ông khiến tôi ngưỡng mộ cho đến ngày nay."
Sau khi hỏa táng thi hài ông, phán quyết cuối cùng không bao giờ được thông qua
Thi hài Bruno Gröning được hỏa táng tại một nhà hóa thân ở Pari và bình đựng tro cốt của Ông được mai táng tại Nghĩa trang Waldfriedhof ở Dillenburg.
Vụ án được tuyên bố khép lại, vì bị đơn đã chết, phán quyết cuối cùng đã không bao giờ được quyết định.
Ai cũng có thể trải nghiệm được giúp đỡ và chữa lành từ bên trong mình
Vị "Bác sỹ thần kỳ đến từ Herford", một con người đã chữa lành cho vô vàn người, phải chết trong cô đơn và bị từ chối trong một con phố nhỏ ở Pari. Tại sao mọi việc lại phải xảy ra như vậy? Tại sao ông lại phải chịu những đắng cay như vậy? Tại sao ông không tự cứu được mình?
Bà Grete Häusler (1922-2007), một người đã được Ông chữa lành và là trợ lý lâu năm của Bruno Gröning, người sáng lập ra “Hội thân hữu Bruno Gröning” đã viết trong cuốn sách Trải nghiệm sự Cứu rỗi, đó là sự thật: "Có mặt trên Trái đất này trong một thời gian ngắn nhưng Bruno Gröning đã đem lại rất nhiê u điê u tốt đẹp. Ông sinh ra đã được phú cho khả năng giúp đỡ và chữa lành bệnh. Tất cả những nơi ông đến đê u xuất hiện điê u tuyệt vời. Lý trí không thể nào giải thích được. Ông được công chúng biết đến năm 1949. Sau hàng loạt ca chữa lành xảy ra ở Herford, ông đã được nói tới không chỉ ở Đức mà còn ở nước ngoài. Nhưng chỉ 3 tháng sau ông đã bị cấm chữa trị. Người ta truy đuổi và săn lùng Ông, đưa ông ra toà. Vì sao vậy? Ông đã làm điều không tốt cho ai chăng? Không ai cả. Ông đã mang lại vô vàn điều tốt cho hàng nghìn người; nhưng không nhận được điều tốt lành từ bất kỳ ai. Người ta đã phạt một người vô tội. Người ta đã ngăn cản ông làm nhiệm vụ mà Thượng Đế đã giao phó cho ông: Cứu giúp loài người. Ông đã phải chịu đựng sự ác tâm đó, trong một bệnh viện ung thư ở Rue Henner, Pari! Phải chịu đau đớn đắng cay, nội tạng Ông đã bị thiêu cháy vì không được phép chuyển tiếp Heilstrom cho mọi người. Phép tắc của con người đã ngăn cản Ông ở nước Đức. Đương đầu với dối trá và những lời phỉ báng Ông đứng đó bị buộc tội như một tội phạm hình sự. Âm thầm và cô đơn, không một người bạn được hay tin về ông, ông đã chịu đựng mọi đau khổ của loài người. Những thứ ông phải chịu không hề là vô vọng. Phải như thế. Làm cách khác chắc gì đã có thể cứu giúp được loài người."
Và trong cuốn sách của mình Tôi sống để loài người được tiếp tục sống bà đã viết: "Khi nói đến từ ’nạn nhân’ chúng ta cần cẩn trọng. Thế nhưng, khi Bruno Gröning mất ở Pari, thì từ này đã chứa đựng sự thật, với toàn bộ ý nghĩa trang nghiêm của nó."
Chỉ có bằng cách này thì lời của Ông mới có thể được thỏa nguyện, khi người ta được chứng kiến hàng vô số các báo cáo thành công ngày nay: "Khi tôi không còn trên Trái đất này như một người sống nữa, có nghĩa là tôi đã thoát khỏi xác mình, thì nhân loại có thể tiến xa được đến mức rằng mỗi người sẽ có thể trải nghiệm được giúp đỡ và chữa lành từ trong chính bên trong họ."